Thị trường bất động sản năm 2021: Tiềm năng và cơ hội cho bất động sản sinh thái

12/06/2021

Bất chấp Covid-19, bất động sản vẫn là kênh được giới đầu tư lựa chọn.

Các chỉ số tích cực của nền kinh tế năm 2020 và quý I-2021 cùng những chủ trương đổi mới chính sách nhà nước đều chỉ ra rằng, 2021 sẽ là năm thuận lợi về mọi mặt của kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.

Thị trường bất động sản: Nắm chắc kịch bản tích cực

Có thể nói năm 2020 là “cơn ác mộng” của nền kinh tế toàn thế giới dưới sự càn quét của đại dịch Covid-19. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, giới phân tích phố Wall đánh giá đại dịch khiến GDP toàn cầu mất ít nhất hơn 5.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, diễn biến thực tế năm qua cho thấy, kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vẫn đạt được những thành tựu đáng nể. Việt Nam duy trì nền kinh tế ổn định và đạt mức tăng trưởng khả quan, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ duy nhất ba quốc gia tăng trưởng dương là Trung Quốc, New Zealand và Việt Nam.

Cùng với sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế, lĩnh vực bất động sản cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực. Theo TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam: “Sự tăng trưởng này ngoài được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn đầu tư công và hoạt động xuất nhập khẩu được duy trì, còn được góp phần quan trọng từ nguồn vốn FDI. Năm 2020, FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam với con số gần 29 tỷ USD; riêng ngành BĐS chiếm khoảng 3,8 tỷ USD tương đương 14,8% – tỷ trọng này xét cả về tuyệt đối và tương đối đều tăng so với 2020”.

Thị trường bất động sản năm 2021: Tiềm năng và cơ hội cho BĐS sinh thái -0
Tại tọa đàm “Triển vọng thị trường Bất động sản 2021”, các chuyên gia đầu ngành cho biết, 2021 là năm thuận lợi cho BĐS về mọi mặt. 

Đặc biệt, các vấn đề về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản (BĐS), các chính sách tín dụng, giải ngân có những thay đổi đáng chú ý, nổi bật là cam kết giải ngân đến 157 nghìn tỷ trong bốn tháng. Theo các chuyên gia, 2021 là một trong những năm tín dụng rất hào phóng cho thị trường BĐS.

Về đầu tư công, những chính sách tích cực để giải ngân cho các dự án cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh để làm sao vừa thúc đẩy nền kinh tế, vừa hoàn thành kế hoạch đầu tư công.

Phát biểu tại tọa đàm “Triển vọng thị trường bất động sản 2021”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kim Chung –  Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM cho biết: “Rõ ràng, với tình hình thực tế, Việt Nam vẫn là quốc gia hết sức thuận lợi trong mọi mặt. Việc thực hiện chính sách thay đổi toàn diện rất tốt cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng. Trong đó, BĐS rất thuận lợi bởi 2021 là năm đầu của kế hoạch. Việc phê duyệt hàng loạt dự án hạ tầng có tính chất thúc đẩy vô cùng lớn đối với BĐS”.

Bất động sản phía đông TP Hồ Chí Minh lên ngôi

Nhận định về xu hướng đầu tư BĐS năm 2021, TS Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết, nguồn cung thị trường BĐS trung tâm đang rất hạn chế cùng với những chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng đã khiến “khẩu vị rót vốn” của nhà đầu tư có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Nếu trước đây, thị trường miền nam nổi bật nhất là khu vực nội thành Sài Gòn thì trong năm qua, những đô thị vệ tinh như: Đồng Nai, Bình Dương, Long An… đã trỗi dậy mạnh mẽ.

Trong xu hướng Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các vùng đô thị vệ tinh như Đồng Nai với quỹ đất lớn và lợi thế hạ tầng kết nối mặc nhiên trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu về BĐS công nghiệp và nhu cầu nhà ở cho chuyên gia hoặc những người tham gia vào quá trình sản xuất này.

Hạ tầng ngày càng hoàn thiện theo hướng tăng liên kết vùng là một trong những yếu tố quan trọng tạo sức hút lớn cho những đô thị lân cận TP Hồ Chí Minh. Điển hình như khu vực phía đông TP Hồ Chí Minh với hàng loạt  thông tin tích cực về quy hoạch hạ tầng vào đầu năm 2021 như thành lập TP Thủ Đức, sân bay quốc tế Long Thành chính thức khởi công; sân bay Phan Thiết khởi công đầu tháng 4… đẩy nhà đất khu vực này lên mặt bằng giá kỷ lục.

Nhận định về sức hút này, ông Trần Kim Chung cho biết: “Đối với những dự án hạ tầng lớn như sân bay Long Thành, 30 – 50 năm Việt Nam mới làm một lần, bởi thế nó không chỉ đơn thuần tác động đến Việt Nam mà còn tác động đối với cả khu vực Đông – Nam Á bởi nó sẽ cạnh tranh với sân bay Changi, Seoul, Kansai… Chính vì vậy, dễ hiểu khi các nhà đầu tư BĐS phải nắm bắt ngay cơ hội mấy chục năm mới có một lần này”.

Từ góc độ nguồn cung, có thể thấy, đại dịch Covid-19 là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường BĐS. Ứng phó với rủi ro, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua có nhiều cơ hội thắng thế.

Thực tế, thị trường BĐS đã đón nhận nhiều dự án quy mô, với những dòng sản phẩm độc đáo như đô thị sinh thái thông minh, đô thị đảo… Điển hình có thể kể đến đô thị đảo Phượng Hoàng thuộc dự án Đô thị sinh thái thông minh Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển.

Đảo Phượng Hoàng tọa lạc tại vị trí đắc địa, bốn mặt được bao bọc bởi hệ thống sông tự nhiên, thế đất mang hình dáng loài chim Phượng Hoàng cùng quy hoạch bài bản tôn tạo và phát huy tối đa yếu tố thiên nhiên hướng đến kiến tạo không gian sống xanh chất lượng, tiện nghi và riêng tư dành cho cộng đồng hiện đại.

Rõ ràng, những hoạt động triển khai sản phẩm tích cực của các chủ đầu tư, các chính sách ưu đãi lớn, sản phẩm giàu tiềm năng tại những vị trí chiến lược… đã tạo ra những động lực hứa hẹn tiếp tục thúc đẩy sự bứt phá của bất động sản đô thị trong năm nay.